SỰ THẬT VỀ “ĂN CƠM THÌ BÉO” !!!

Câu hỏi nhiều người vẫn luôn thắc mắc là Carb có thật sự làm mình béo không? Insulin có tăng bodyfat không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây.

SỰ HIỂU LẦM VỀ CARBS VÀ INSULIN – “HORMONE GÂY BÉO”

Insulin là 1 loại hormone của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbohydrate (tinh bột, đường…). Ngoài ra, insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Carbs bị mang tiếng “xấu” tại vì Carbs dẫn đến phản ứng insulin mạnh. Và hầu hết mọi người đều bị nhồi não rằng Carbs và insulin là lí do của việc thừa cân và béo phì. Nhưng lý thuyết này sẽ bị lật đổ nếu mình xem kĩ sự kiện khoa học hiện nay.

Insulin là 1 hormone nội tiết (endocrine hormone) và ảnh hưởng đến 1 loạt các tế bào khác nhau trong cơ thể. Chúng ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của insulin đến cơ bắp, gan và tế bào mỡ.

Khi cơ bắp mình tiếp xúc với insulin, các “glucose transporter” sẽ di chuyển tới bề mặt tế bào, và glucose sẽ được vận chuyển vào trong tế bào. Lúc này trạng thái năng lượng của tế bào sẽ quyết định những gì xảy ra tiếp theo.

a) Nếu tế bào đang trong tình trạng ít glucose và/hoặc ít muscle-glycogen thì insulin sẽ phát tín hiệu cho tế bào đó và bắt tế bào đó phải sử dụng những glucose đã được vận chuyển vào trong làm năng lượng và tạo ra glycogen cho cơ.

b) Nếu tế bào đang ở trạng thái có sẵn nhiều glucose và glycogen rồi, và cũng có lượng “intramuscular triglyceride” cao thì insulin sẽ làm y hệt quá trình ở phần a). Nhưng bây giờ glucose bị thừa ra (do tế bào đã có đủ) thì sẽ theo quá trình “De Novo Lipogenesis” hóa chất thành MỠ.

Gan có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu lượng glucose trong máu hạ xuống quá thấp thì 1 hormone khác tên là “glucagon” sẽ xuất hiện và phát tín hiệu cho gan mang những glucose đang nạp trong gan vào đường máu để cứu giúp sự thiếu thốn glucose. Bây giờ mình hiểu được là insulin sẽ luôn xuất hiện khi lượng đường trong máu mình bị cao do mình ăn Carbs hoặc Protein, và cũng sẽ bắt gan hóa chất glucose thành mỡ nếu gan đã nạp đầy glycogen và bị thừa glucose (giống như tế bào cơ).

Qua những gì ở trên thì rõ ràng là insulin đã “làm béo” đúng không? Đúng! Nhưng các trường hợp này chỉ xảy ra khi tế bào ở trong trạng thái “tràn ngập” glucose và glycogen – trạng thái này chỉ xuất hiện khi mình ăn uống vô tội vạ một cách không kiểm soát. Nhưng sự thật thì vẫn là: insulin giảm độ phân giải lipid (fat release) trong tế bào mỡ và đồng thời còn thúc đẩy tổng hợp các axit béo và triglyceride. Một điều đáng tiếc rằng các chị em vẫn đua nhau ăn low carbs và nghe những “cô giáo hlv” cấm ăn carbs.

Tóm lại là insulin có effect “tiết kiệm mỡ” nhưng không phải là “làm béo”. Để insulin thật sự đạt được hiệu ứng “làm béo” thì phải tạo ra một môi trường gọi là ăn như lợn (nhồi nhét calor trong 1 thời gian dài) thì mới xảy ra chuyện này.

Insulin có rất nhiều vai trò khác ngoài việc chỉnh đốn hóa chất. Insulin có vai trò điều chỉnh resorption (sự tái hấp thụ) Natri từ thận. Insulin level mà thấp quá thì mình sẽ mất nhiều Natri và đồng thời cũng sẽ mất nước. Đó là lí do mấy chị em nhịn Carbs vài ngày xong thụt cân rồi tưởng bở xong feedback “dạ em giảm được 2 cân rùi”. cân này là sắp vào viện rồi.

—-> TÓM LẠI LÀ: Insulin hay Carbs (tinh bột, đường…) hầu như không thể gây béo (trừ khi bạn ăn như 1 con lợn trong thời gian dài). Mấu chốt chính gây béo vẫn chỉ là calor in > calor out mà thôi! Chứ Carbs nó chả có tội tình gì, nên đừng dại mà bỏ Carbs trong bữa ăn hàng ngày! Hãy tích lũy cho mình kiến thức để có một chế độ ăn và tập luyện khoa học! Chúc các bạn thành công!

(Bài viết được sưu tầm từ Dr. Quang Bangs)

Zalo